Tin tức

Tin thị trường

Cập Nhật Bản Đồ Bình Dương Mới Nhất

Thứ năm, 06/02/2025, 14:01
Chia sẻ:

Vốn là một vùng đất chiến trường năm xưa, Bình Dương hiện có sức phát triển mạnh mẽ, rất năng động về kinh tế và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về bản đồ Bình Dương dành cho những ai đang quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu.

1. Khái Quát Chung Về Bình Dương

Trước khi tìm hiểu về bản đồ Bình Dương, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về địa phương này.

Vị Trí Địa Lý

Nằm ở miền Đông Nam Bộ, thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích 2.694,4 km2, Bình Dương luôn nằm trong nhóm địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao của cả nước với GRDP tăng trung bình khoảng 14,5%/năm.

Xét về vị trí địa lý, Bình Dương tiếp giáp với các địa phương sau:

Phía Tiếp giáp
Đông Đồng Nai
Tây Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh
Nam Thành phố Hồ Chí Minh
Bắc Bình Phước

Từ vị trí địa lý có thể thấy Bình Dương là cửa ngõ giao thương với thành phố Hồ Chí Minh – một trong hai trung tâm kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục lớn nhất của cả nước.

Tốc độ phát triển của Bình Dương rất mạnh mẽ

Tốc độ phát triển của Bình Dương rất mạnh mẽ

Giao Thông Đi Lại

Bình Dương có hệ thống giao thông rất thuận lợi, với đầy đủ các loại hình giao thông, tạo điều kiện cho việc giao thương, đi lại không chỉ trong nội bộ tỉnh mà còn tới các địa phương khác, vùng khác.

  • Đường bộ: quốc lộ 13, 14, đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh,… là những tuyến đường huyết mạch trong vùng. Trong đó, quốc lộ 13 không chỉ kéo dài suốt các tỉnh phía Nam mà còn qua Campuchia, đến biên giới Thái Lan, Lào. Quốc lộ 14 từ Tây Ninh xuyên suốt Tây Nguyên có vai trò chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự, quốc phòng.
  • Đường thủy: nằm giữa ba con sông lớn, đặc biệt là sông Sài Gòn, Bình Dương có vị trí rất thuận lợi về giao thương đường thủy với các cảng lớn phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  • Đường sắt: nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam với hai ga lớn là Dĩ An và Sóng Thần. Cùng với đó, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh sẽ được tái khôi phục.
  • Đường hàng không: chỉ cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 10 tới 15 km tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi cho Bình Dương.

Hành Chính

Bình Dương hiện nay có tổng cộng 9 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 5 thành phố và 4 huyện) tổng 91 đơn vị hành chính cấp xã.

  • 5 thành phố của Bình Dương gồm: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên.
  • 4 huyện gồm: Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo.

2. Bản Đồ Bình Dương Mới Nhất

Bản đồ Bình Dương

Với những người đang có nhu cầu tìm hiểu về bản đồ Bình Dương, có thể tham khảo một số thông tin sau đây:

Bản Đồ Quy Hoạch Bình Dương

Bản Đồ Quy Hoạch Đường Cao Tốc Thành Phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có chiều dài được quy hoạch khoảng 70km. Trong đó, cụ thể các đoạn như sau:

  • Đoạn qua thành phố Hồ Chí Minh từ nút giao Gò Dưa (đường vành đai 2) đến giáp ranh Bình Dương.
  • Đoạn qua Bình Dương dài khoảng 57kim với đường trên cao khoảng 28km và 10 cầu vượt.
  • Đoạn qua Bình Phước có chiều dài khoảng 11,5km.

Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành

Bản Đồ Quy Hoạch Bình Dương 2030

Theo các thông tin về diện tích đất sử dụng của Bình Dương thì hiện tại, đất đô thị chiếm khoảng 30% tổng diện tích (tương đương khoảng 80.830,51 ha, trong đó:

  • Đất sử dụng cho mục đích thương mại và dịch vụ: 22.187,79ha.
  • Đất công nghiệp: 19.721,67 ha
  • Đất ở đô thị: 18.020,47 ha
  • Đất cho các công trình công cộng: 7.185,02 ha

Tỉnh đang thực hiện kế hoạch điều chỉnh việc sử dụng đất nhằm tạo sự phù hợp với điều kiện phát triển và tình hình mới.

Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Bình Dương tới năm 2030

Bản Đồ Quy Hoạch Xã An Tây Bến Cát Bình Dương

An Tây là một xã thuộc thị xã Bến Cát, nằm về phía Tây Nam của thị xã và bên tả ngạn sông Sài Gòn với hai phía Nam và Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Qua địa bàn huyện, có các đường giao thông quan trọng như: huyện lộ 609, tỉnh lộ 744, quốc lộ 13 nối thành phố Hồ Chí Minh tới biên giới với Campuchia.

Bản đồ các tuyến đường sẽ được quy hoạch ở An Tây

Bản Đồ Thành Phố Mới Bình Dương

Thành phố mới Bình Dương được quy hoạch trên địa bàn cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một khoảng 5km, gồm:

  • Hai phường: Phú Mỹ và Định Hòa của thành phố Thủ Dầu Một
  • Các phường: Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Vĩnh Hiệp của thị xã Tân uyên.
  • Phường Hòa Lợi của thị xã Bến Cát.

Thành phố mới là nơi tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh

Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bình Dương

Vị trí Bình Dương trên bản đồ Việt Nam

Thành Phố Thủ Dầu Một

Được thành lập vào năm 2012 và xếp hạng đô thị loại 1, đây cũng là tỉnh lỵ của Bình Dương. Thủ Dầu Một có tổng diện tích là 118,91 km2 với 14 phường: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An và Tương Bình Hiệp. Tiếp giáp:

  • Tân Uyên (đông).
  • Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh (tây).
  • Thuận An (nam).
  • Bến Cát (bắc)

Thủ Dầu Một có lịch sử phát triển lâu đời

Thành Phố Dĩ An

Được thành lập vào năm 2020 và nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích 60,05 km2 với dân số 463.023 người (2021). Dĩ An có tổng cộng 7 phường, tiếp giáp:

  • Biên Hòa (Đồng Nai) ở phía Đông.
  • Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) phía Nam.
  • Thuận An phía Tây.
  • Tân Uyên phía Bắc.

Đây là trung tâm công nghiệp, với dân số đứng thứ 2 của tỉnh, là cửa ngõ nối các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và các tỉnh ở phía Bắc.

Thành Phố Thuận An

Là thành phố có dân số đông nhất trong số các địa phương của tỉnh, với diện tích 83,71 km2, dân số 618,984 người (2021), gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 9 phường và 01 xã, tiếp giáp:

  • Dĩ An ở phía Đông
  • Quận 12, các huyện Hóc Môn, Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây
  • Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) phía Nam
  • Thủ Dầu Một, Tân Uyên (phía Bắc)

Không chỉ lớn nhất tỉnh, Thuận An còn là trung tâm kinh tế của Bình Dương

Thành Phố Tân Uyên

Nằm ở phía đông của tỉnh với diện tích 191,76 km2, dân số 466,053 người (năm 2022) với 10 phường và 02 xã, tiếp giáp:

  • Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) ở phía Đông
  • Thủ Dầu Một và Bến Cát ở phía Tây
  • Biên Hòa (Đồng Nai) và Dĩ An, Thuận An ở phía Nam
  • Bắc Tân Uyên phía Bắc.

Huyện Bàu Bàng

Diện tích 340,02 km2 và dân số 105.371 người (2021) gồm 01 thị trấn và 6 xã, tiếp giáp:

  • Huyện Phú Giáo phía đông
  • Dầu Tiếng phía tây
  • Bến Cát và Bắc Tân Uyên phía nam
  • Chơn Thành (Bình Phước) phía bắc

Huyện Bắc Tân Uyên

Có diện tích 400,31 km2 và dân số 87.532 người (năm 2021), gồm 01 thị trấn và 09 xã, tiếp giáp:

  • Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai): đông và nam
  • Bến Cát, Tân Uyên phía tây
  • Bàu Bàng, Phú Giáo phía bắc

Huyện Dầu Tiếng

Diện tích 721,95 km2 và dân số 130.813 người (năm 2021), gồm 01 thị trấn và 11 xã, tiếp giáp:

  • Chơn Thành (Bình Phước) và Bàu Bàng phía đông
  • Tân Châu, Dương Minh Châu, Trảng Bàng ((Bình Phước) phía tây
  • Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) và Bến Cát phía nam
  • Hớn Quản (Bình Phước) phía bắc.

Dầu tiếng đang được xây dựng để đạt các tiêu chí của đô thị loại IV năm 2030

Huyện Phú Giáo

Có diện tích 544,44 km2 và dân số 95.433 người (năm 2021), gồm 01 thị trấn và 10 xã, tiếp giáp:

  • Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phía đông
  • Chơn Thành (Bình Phước) và Bàu Bàng phía tây
  • Bắc Tân Uyên phía nam
  • Đồng Xoài, Đồng Phú ((Bình Phước) phía bắc

3. Bản Đồ Bình Dương: Quy Hoạch

Ngày 03 tháng 8 năm 2024, phó thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn tới năm 2050.

Trong đó, mục tiêu được đặt ra là đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm phát triển năng động và toàn diện của khu vực Đông Nam Á với 03 đô thị loại I là các thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ An và Thuận An, 02 đô thị loại II là các thành phố: Tân Uyên, Bến Cát, huyện Bàu Bàng trở thành thị xã, thành lập mới một số đô thị trực thuộc các huyện như: Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng.

Về giao thông, một số tuyến đường huyết mạch của Bình Dương đã và đang được đầu tư, mở rộng:

  • Quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương (Đại lộ Bình Dương): giúp kết nối các khu công nghiệp và kết nối Bình Dương với thành phố Hồ Chí Minh. Việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường không chỉ tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp mà còn kéo theo nhu cầu nhà ở, nhà phố thương mại, các chung cư,..
  • Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn: Là trục giao thông huyết mạch hướng Bắc – Nam, nối liền Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khác.
  • Đường vành đai 4: kết nối giữa Bình Dương với 4 tỉnh thành khác là Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Long An.

Với những thông tin về bản đồ Bình Dương trên, có thể nói đây không chỉ là một trong những vùng “nóng” về bất động sản của phía Nam mà trong thời gian tới, sự phát triển của Bình Dương sẽ mang tới nhiều cơ hội hơn nữa cho các nhà đầu tư bất động sản.